1. Khái niệm
a. Năng khiếu là gì?
-Theo từ điển Tâm lý học (Vũ Dũng chủ biên): năng khiếu là tập hợp những tư chất bẩm sinh, nét đặc trưng và tính chất đặc thù làm tiền đề bẩm sinh cho năng lực.
-Theo “Khơi dậy tiềm năng sáng tạo” (tác giả Nguyễn Cảnh Toàn) thì năng khiếu là năng lực còn tiềm tàng về một hoạt động nào đó nhưng chưa bộc lộ ở thành tích cao vì chưa qua tập dượt, rèn luyện nên còn thiếu hiểu biết và chưa thành thạo trong lĩnh vực hoạt động đó.
-Tâm lý học nhân cách (Nguyễn Ngọc Bích): Năng khiếu là những tiền đề bẩm sinh, những khuynh hướng đầu tiên tạo điều kiện cho năng lực và tài năng phát sinh. Nó bao gồm những đặc điểm tâm sinh lý giải phẫu của hệ thống thần kinh và khuynh hướng tâm lý đầu tiên tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển một năng lực nào đó.
Năng khiếu tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành năng lực và tài năng. Nghĩa là không phải trẻ nào có năng khiếu cũng là thiên tài. Một em có năng khiếu đối với hoạt động nào đó không nhất thiết sẽ trở thành tài năng trong lĩnh vực ấy và ngược lại.
*Nói tóm lại,Năng khiếu : Là mầm mống của tài năng , tương lai . Nếu được phát hiện bồi dưỡng kịp thời có phương pháp và hệ thống thì năng khiếu được phát triển và đạt tới đỉnh cao của năng lực, ngược lại thì năng khiếu sẽ bị thui chột
Người có năng lực năng khiếu thì thị giác thính giác xúc giác vị giác khứu giác có những cảm giác tri giác đặc biệt ( ngoại cảm )
Cảm giác , tri giác, ghi nhớ tưởng tượng và tư duy có chất lượng cao sẽ quyết định năng khiếu và tài năng của mỗi con người .
b. Năng lực là gì?: Con người vốn có tiềm năng nội lực hoặc ở mặt này , mặt khác kể cả những người có khuyết tật . Cần có điều kiện thích ứng để năng lực được bộc lộ và hoàn thiện . Cho nên năng lực là những đặc điểm tâm lý cá biệt ở mỗi người tạo thành chiều sâu cường độ lĩnh hội tri thức , hình thành kỹ năng kỹ xảo để đáp ứng yêu cầu và hoàn thành xuất sắc một hoạt động nhất định
* Trình độ cao của năng lực:
Chính là tài năng ở trình độ tột đỉnh là thiên tài . Năng lực chỉ tồn tại trong quá trình phát triển, vận động của một hoạt động tương ứng cụ thể . Năng lực là sản phẩm của một hoạt động thực tiễn tích cực của con người không tách rời hoàn cảnh xã hội và tham gia phục vụ cho sự phát triển xã hội
Lữ Khôn từng nói : Việc sắp xảy ra mà ngăn được
Việc đương xảy ra mà cứu được
Việc đã hỏng mà cứu vớt được . Đó là người có tài
Hay chưa có việc mà biết việc sẽ đến .
Mới có việc mà biết việc sau sẽ ra sao
Định việc mà đoán được việc diễn biến thế nào
Đó là người có tâm .
Vậy Năng lực vừa là trí ( Trí khôn , thông minh ) là tâm đức thống nhất trong một cấu trúc thích ứng .
Gần đây theo điều tra về chỉ số trí tuệ của người Việt nam người ta thấy có từ 2- 5 % là những người xuất sắc, Khoảng 25- 30 % là khá, Khoảng 25- 30% trung bình yếu , 2- 5 % yếu . Số còn lại là Trung bình
Về học sinh : 3- 5 % là học sinh giỏi ( Trong 20 vạn học sinh )
Vì thế việc phát hiện bồi dưỡng sử dụng các năng khiếu và tài năng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nhà trường và xã hội.
c. Thế nào là học sinh giỏi:
“HSG là học sinh chứng minh được trí tuệ ở trình độ cao/và có khả năng sáng tạo, thể hiện một động cơ học tập mãnh liệt/và đạt xuất sắc trong lĩnh vực lý thuyết/khoa học; người cần một sự giáo dục đặc biệt/ và sự phục vụ đặc biệt để đạt được trình độ tương ứng với năng lực của người đó”. Đó là những học sinh có khả năng thể hiện xuất sắc hoặc năng lực nổi trội trong các lĩnh vực trí tuệ, sự sáng tạo, khả năng lãnh đạo, nghệ thuật, hoặc các lĩnh vực lí thuyết chuyên biệt. Những HS này thể hiện tài năng đặc biệt của mình từ tất cả các bình diện xã hội, văn hóa và kinh tế”. HSG là những đứa trẻ có năng lực trong các lĩnh vực trí tuệ, sáng tạo, nghệ thuật và năng lực lãnh đạo hoặc lĩnh vực lí thuyết. Những học sinh này cần có sự phục vụ và những hoạt động không theo những điều kiện thông thường của nhà trường nhằm phát triển đầy đủ các năng lực vừa nêu trên.
d. Dấu hiệu nhận biết trẻ có năng khiếu
1.- Em đó phải có óc suy nghĩ trừu tượng. Nghĩa là học sinh có khả năng nắm bắt những khái niệm ngôn ngữ học và toán học cao hơn và có khả năng bàn luận những vấn đề phức tạp như đạo đức học, luân lí và tôn giáo, gia đình. Em đó hay hỏi kiểu : Mẹ ơi tại sao mào con gà trống lại có màu đỏ???
2. Học sinh đó có tài đặc biệt như khả năng thực hiện các phép tính toán học trong đầu, hoặc hiểu được các khái niệm như toán nhân trước khi được dạy ở trường. Có nghĩa là tiếp cận bài nhanh, học đâu hiểu đấy . Hay "nói leo" ra vẻ biết trước một chút. Đôi khi có vẻ "tinh tướng" với bạn cùng lớp. Ta đây biết trước nhá. Thưa các thầy cô và các bà mẹ đừng buồn vì điều này cho rằng cháu không khiêm tốn. Hầu hết các em nhỏ ở tuổi này bộc lộ theo kiểu như vậy . Đôi khi giáo viên như tôi thấy khó chịu nhưng vui vì đó là đặc điểm tâm lí lứa tuổi. Khi sang cấp Trung học cái kiểu này tự mất đi.
3. Em đó phải có khả năng tập trung cao độ vào một hoạt động nào đó với thời gian dài. Đại đa số trẻ cùng lứa khả năng của các em chú ý rất kém. Thường thì các em chỉ tập trung trong vòng 20 phút trở về là tốt . Nhưng riêng các em kiểu này có khả năng tập trung gấp đôi. Khi chú ý cái gì. Các em kiểu này rất say sưa, cắn bút, làm mọi cách để ra kết quả. Dù kết quả đó có sai.
4. Các em dạng học sinh năng khiếu văn luôn có vốn từ phong phú và hiểu được nhiều từ không đặc trưng dành cho những trẻ cùng tuổi. Do vậy những bài văn của các em viết rất lạ. Ngay kể cả những em có năng khiếu Toán chẳng hạn, tuy văn các em này viết không hay cho lắm nhưng rất chặt chẽ về dùng từ đặt câu, về viết câu theo mẫu, cảm xúc, cách nghĩ khác người thì…. Thật độc đáo..... Chỉ cần một vài câu văn hay là ta đã thấy em đó có năng khiếu rồi. Còn hay hơn nữa thì cần vai trò của các cô thầy giáo dục và bồi dưỡng và phát triển. Do vậy như tôi chả bao giờ dám cho các em này điểm tập làm văn dưới 7 cả.
5. Em đó thường là người đầu têu, bày trò, phân việc cho các cuộc chơi của bạn bè em đó. Cứ quan sát các em chơi là biết. Em đó có khả năng lãnh đạo. Nghĩa là em học sinh đó thường tổ chức các hoạt động nhóm trong giờ học, phân công nhiệm vụ, bày trò chơi khi đi với các trẻ khác, thích báo cáo kết quả của nhóm.
6. Em đó cũng hay "bảo thủ", cứ cho là mình làm đúng. Thường tìm ra cách giải khác hay hơn chẳng hạn, dài hơn , ngô nghê hơn cách giải thầy cô, sách giáo khoa. Em đó luôn tin tưởng vào những ý kiến và các việc đã làm của mình. Điều này rất quan trọng cho giáo viên khi đãi cát tìm vàng, lựa chọn đội ngũ học sinh giỏi .Tố chất này tôi cho là cần phải có ở trẻ khi vào đội tuyển bồi dưỡng học sinh giỏi. Vì đề thi, vấn đề cuộc sống luôn thay đổi em đó phải biết thích ứng.
7. Em đó luôn thực hiện tốt các môn học khác. Chả có cớ gì học sinh giỏi mà lại không biết vẽ. Những năm qua, theo kinh nghiệm, hầu hết các em học sinh giỏi đều hoàn thành tốt các môn học. ( Cái này nói ngoài: Bực cái , có học sinh năng khiếu cô nào cũng tranh về câu lạc bộ , đội tuyển của mình mà bồi dưỡng vì em đó vừa hát hay, vẽ đẹp , học giỏi,….Nhưng cũng cần để cho em đó chơi nhá.)
8. Em đó có tính sáng tạo; nghĩa là, thích kể chuyện, vẽ hoặc âm nhạc, văn nghệ.
9. Em đó cần có óc khôi hài và nhanh trí.
10. Em đó thích chơi và làm bạn với những trẻ lớn hơn Và thích nói chuyện với người lớn. Nhạy cảm với tình cảm của người khác.
11. Em đó có khả năng ghi nhớ các sự việc một cách dễ dàng và có thể nhớ lại và kể lại những sự việc đó vào những lúc thích hợp.
2. Biện pháp với HS khá giỏi, năng khiếu.
- Rà soát Phát hiện đi đôi với bồi dưỡng. GV Theo dõi nắm bắt đối tượng học sinh. Phân loại học sinh ngay trong tháng 8. Tập hợp và nắm số liệu học sinh giỏi.
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi ngay từ đầu năm học.
- Việc bồi dưỡng phải được tiến hành thường xuyên trong mỗi bài, mỗi chương.
- Với học sinh khá giỏi phải biết khơi dậy trong các em tính ham học, thích tìm tòi, hiểu biết. Phải biết nắm chắc kiến thức cơ bản. Từ đó mà phát triển nâng dần kiến thức cao hơn.
- Giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh khá giỏi cách học, phương pháp học, chú trọng việc tự học, tự bồi dưỡng và ý thức tự giác học tập.
- Thường xuyên kiểm tra định kỳ. Qua kiểm tra để thấy được học sinh còn hổng chỗ nào để kịp thời có kế hoạch bồi dưỡng phù hợp.
- Kết hợp với phụ huynh để nâng cao chất lượng. Việc kết hợp giáo dục giữa giáo viên và gia đình là một điều không thể thiếu trong việc nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi.
3. Phương pháp bồi dưỡng.
- Bồi dưỡng qua dự các lớp tập huấn do Sở Giáo dục; Phòng Giáo dục tổ chức.
- Bồi dưỡng thông qua dự các chuyên đề do tổ, trường tổ chức.
- Bồi dưỡng thông qua dự các chuyên đề liên trường, cụm trường.
- Bồi dưỡng qua việc tự học, tự nghiên cứu các văn bản, chỉ thị, nghị quyết, các tạp chí, tập san, băng đĩa, tài liệu của ngành.
- Bồi dưỡng qua việc khai thác thông tin trên mạng…
4. Các điều kiện để thực hiện:
- Về phía BGH nhà trường:
- SGK, tài liệu dành cho bồi dưỡng chưa có và chưa được thống nhất. Mọi nội dung đều do GV tự tìm tòi qua các nguồn thông tin khác nhau. Do vậy, không tránh khỏi những nguồn thông tin không chính thống.
- Về việc đánh giá thực hành các modun cho giáo viên căn cứ vào lí luận hay thực tiễn dạy…
- Về phía các giáo viên:
1- Là những người trực tiếp tham gia vào quá trình bồi dưỡng khi mà chưa có nguồn tài liệu tham khảo. Mọi nội dung đều do bản thân mỗi giáo viên thấy mình “cần”, mình “yếu” thì lập kế hoạch bồi dưỡng cho mình.
2- Lượng thời gian giáo viên dành cho nghiên cứu bồi dưỡng đều là” tranh thủ”, có chăng chỉ được một khoảng thời gian hè là thật sự dành cho bồi dưỡng. Do vậy, việc bồi dưỡng gặp rất nhiều khó khăn. Hoặc việc dạy thực hành áp dụng kiến thức bồi dưỡng đó vào như thế nào là nỗi trăn trở của tôi khi thực hiện chương trình bồi dưỡng.