1. Đối với giáo viên
a. Phát triển kỹ
năng nói và nghe cho học sinh :
- Kỹ
năng độc thoại : Học
sinh biết kể lại câu chuyện đã học hay đã được nghe theo từng mức độ khác nhau . Cụ thể là học sinh biết kể từng đoạn và kể
lại toàn bộ câu chuyện . Kể theo nội dung văn bản và kể
bằng lời của mình . Biết quan sát tranh , dựng lại câu chuyện theo từng nội dung tranh minh họa . Và sắp xếp
nội dung từng tranh vẽ cho phù hợp với câu chuyện mà các
em kể .
- Kỹ năng đối thoại : Học sinh biết kể lại câu chuyện , biết
phân vai và diễn đạt lại câu chuyện vừa kể . Bước đầu các em biết sử dụng các yếu tố phụ
trợ trong giao tiếp ( nét mặt , cử chỉ , điệu bộ …) khi
kể chuyện , các em dùng các yếu tố đó để nhập vai vào từng nội dung câu chuyện . Hình thành cho các em biết
kể chuyện sáng tạo là dùng lời văn kể của mình kể
lại câu chuyện . Biết cách nhập vai vào từng nhân vật vào câu chuyện bằng cử chỉ điệu bộ của mình .
- Kỹ năng nghe : Theo dõi câu chuyện của bạn mình kể để có thể kể tiếp hoặc bổ sung ý kiến , nhận xét thích hợp cho câu chuyện của bạn vừa kể .
b. Giúp học sinh củng cố , mở rộng và tích cực
hóa vốn từ ngữ , phát triển tư duy hình tượng và tư duy logic , nâng cao sự cảm nhận về hiện thực đời sống
thông qua nội dung câu chuyện .
c. Bồi dưỡng cho các em tình cảm tốt đẹp ,
trau dồi hứng thú đọc và kể chuyện đem lại niềm vui tuổi thơ trong hoạt động học tập . Thấu hiểu được
tình cảm , cảm xúc của các em trong từng nội dung câu chuyện
và thấy được những gì trong câu chuyện đó . Đó cũng là cách giáo dục tính cách của các em thông
qua các câu chuyện trên . Các em rút ra được những
điều tốt và không tốt cho bản thân . Đây là nền tảng giáo dục nhân cách cho các em sau này .
d. Thông qua môn kể chuyện giúp hình thành
cho các em kĩ năng mạnh dạn nói trước đám đông một cách có nghệ thuật , góp phần khơi gợi tư duy hình
tượng ở trẻ . Học sinh biết
dựa vào nội dung câu chuyện và kể lại một cách có sáng tạo .
GV phải nắm rõ
những yêu cầu cơ bản của việc giúp học sinh kể chuyện theo phương pháp sáng tạo:
- Không nhất
thiết là các em phải thêm tình tiết vào nguyên bản , cũng không khuyến khích các em thêm từ ngữ vào câu chuyện .
Câu chuyện trong lời kể của học sinh sao cho sinh
động , nhập tâm vào câu chuyện là đạt yêu cầu .
- Phải xác định rõ mục đích yêu cầu cần đạt
trong tiết kể chuyện .
- Biết cách tồ
chức lớp học theo phương pháp dạy học mới và
học sinh là người chủ yếu trong tiết kể chuyện .
Nghệ thuật kể
chuyện góp phần không kém phần quan trọng trong quá trình dạy kể chuyện vì kể chuyện cho trẻ em là một hoạt động đầy hứng thú nhưng
rất khó khăn , đòi hỏi ở từng giáo viên phải có sự
rèn luyện và hướng dẫn các em biết cách kể chuyện có sức thuyết phục thu hút người nghe hướng vào câu
chuyện của mình vì vậy điều đó được GV rèn luyện và quan tâm hàng đầu .
2. Đối với học sinh:
Học sinh biết dựa
vào tranh minh họa và gợi ý dưới mỗi tranh , kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện . Và biết dựa vào trí nhớ nhìn
vào tranh kể lại câu chuyện đối với những câu chuyện có
tranh minh họa nhưng không có lời gợi ý . Biết sắp xếp nội dung từng bức tranh theo thứ tự của câu chuyện
đối với những chuyện kể có nội dung tranh minh họa nhưng
không được sắp xếp theo thứ tự nguyên bản của câu chuyện . Biết kết hợp kể theo tranh và nội dung
câu chuyện theo giọng kể của mình .
Học sinh biết kể
lại câu chuyện theo lời gợi ý cho sẵn trong từng bài . Các em dựa vào nội dung bài tập đọc , nhớ lại và kể được câu chuyện.
Học sinh biết
phân đoạn và kể lại từng đoạn và tự đặt tên cho
mỗi đoạn của câu chuyện . Biết tóm tắt nội dung mỗi đoạn truyện bằng
một cụm từ hoặc một câu . Biết kể lại từng đoạn câu chuyện vừa tóm tắt .
Biết dựng lại câu
chuyện theo phân vai của từng nhân vật trong câu chuyện . Thể hiện đúng tính cách cũng như giọng kể của từng nhân vật trong
câu chuyện bằng một giọng kể tự nhiên . Biết tham gia
cùng các bạn để dựng lại câu chuyện theo nhân vật trong câu chuyện .
Học sinh biết kể
mở đầu câu chuyện bằng lời kể của mình và biết thay đổi tình tiết câu chuyện . Các em biết tưởng tượng , có thể tự têm chi tiết
và biết kết thúc câu chuyện bằng chi tiết của mình mà nội
dung câu chuyện có trong bài .
Biết kể chuyện tự
nhiên , phối hợp lời kể với điệu bộ , nét mặt , biết thay đổi giọng kể cho phù hơp với nội dung câu chuyện . Biết sang tạo riêng
về cách tạo ra lời kể của mình . Điệu bộ , giọng kể , cử
chỉ và biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với diễn biến, nội dung câu chuyện .
Có khả năng tập
trung theo dõi bạn kể chuyện . Biết nhận xét , đánh giá lời kể của bạn . Kể tiếp lời kể của bạn .
• Yêu cầu đặt ra
ở học sinh lớp 2 cần đạt các kỹ năng trên và thông qua môn kể chuyện là hình thành tính cách mạnh dạn , giáo dục văn học cho các
em và biết cảm thụ cuộc sống ở cá nhân từng học sinh
. Chúng ta không cần yêu cầu học sinh phải thêm tình tiết câu chuyện , các nhân vật không có trong
bài , chúng ta cũng không khuyến khích học sinh thay đổi
các từ đã được tác giả lựa chọn rất chính xác bằng những từ ngữ khác . Không nên coi việc học sinh kể
thuộc long câu chuyện là thiếu sang tạo . Vấn đề yêu
cầu đặt ra đối với kỹ năng học sinh là các em cần kể sao cho khác nguyên văn mà là học sinh biết kể lại
câu chuyện một cách sinh động nhu các em sống trong
câu chuyện , chứ không phải kể lại chuyện như đọc lại nội dung câu chuyện . Và các em phải diễn đạt
được qua giọng kể , điệu bộ , cách cảm nhận câu
chuyện của từng em học sinh trong các câu chuyện . Đó chính là yêu cầu kỹ năng cần đặt ra trong chương
trình kể chuyện lớp 2 .