Thông tin cơ bản về SEA PLM
Chương trình đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học khu vực Đông Nam Á (Southeast Asia Primary Learning Metric, gọi tắt là SEA PLM) đã được hội nghị Hội đồng Bộ trưởng giáo dục các nước Đông Nam Á (South East Asia Ministers of Education Organization, gọi tắt là SEAMEO) tán thành tại hội nghị lần thứ 47 diễn ra vào tháng 3 năm 2013.
Mục tiêu của SEA PLM
- Cung cấp cơ sở dữ liệu cần thiết, tin cậy và so sánh được về kết quả học tập theo bối cảnh cụ thể cho các nhà hoạch định chính sách, trong đó đưa ra thông tin trực tiếp sự phát triển chính sách giáo dục trong vùng.
- Xây dựng các chỉ báo về kết quả giáo dục để đưa ra sự so sánh có ý nghĩa về chất lượng.
- Tăng cường năng lực hiện có của các nước tham gia thiết kế các hoạt động thu thập dữ liệu hỗ trợ tất cả các khía cạnh của chu trình chính sách để xây dựng và thực hiện một kỳ khảo sát đánh giá đáng tin cậy, có giá trị và nghiêm túc như chương trình báo cáo có tính chất tương tự. Đồng thời để phân tích, diễn giải và công bố dữ liệu đánh giá một cách phù hợp dựa trên quan điểm là thông tin chính sách giáo dục dựa trên bằng chứng kèm theo.
Đối tượng khảo sát
- Học sinh đang học lớp 5 ở các trường tiểu học.
- Hiệu trưởng các trường rơi vào mẫu khảo sát.
- Giáo viên đang dạy lớp 5.
- Phụ huynh rơi vào mẫu khảo sát.
Các bộ công cụ khảo sát
- Bài kiểm tra học sinh: gồm 3 lĩnh vực đánh giá: Toán học, Đọc hiểu và Viết.
- Phiếu hỏi học sinh: gồm 2 phần là câu hỏi ngữ cảnh và công dân toàn cầu.
- Phiếu hỏi dành cho nhà trường.
- Phiếu hỏi phụ huynh học sinh.
Mục tiêu tham gia SEA PLM của Việt Nam
- Hội nhập với các nước trong khu vực về giáo dục;
- Đo được mặt bằng giáo dục Việt Nam so với các nước trong khu vực;
- Được đánh giá khách quan về chất lượng giáo dục so với các nước trong khu vực, đồng thời được ACER phân tích thực trạng giáo dục và các khuyến nghị thay đổi chính sách giáo dục để cải thiện chất lượng giáo dục;
- Thể hiện trách nhiệm của Việt Nam đối với việc xây dựng và phát triển ngôi nhà chung ASEAN;
- Phục vụ cho sự nghiệp đổi mới giáo dục của Việt Nam: thay đổi chương trình, thay sách giáo khoa mới.