Lợi ích mà bản đồ tư duy (Mind Map) mang lại cho trẻ em là không nhỏ, bởi nó giúp các em ghi nhớ tốt hơn; biết cách sắp xếp thông tin và ý tưởng một cách khoa học, hệ thống hơn; kích thích trí tưởng tượng, óc sáng tạo của các em. Thay vì những gạch đầu dòng nhàm chán, ghi nhớ bằng một bản đồ với những hình ảnh và màu sắc sinh động sẽ giúp bé không còn kém tập trung, diễn đạt lủng củng hay nhớ trước quên sau nữa.
Các chuyên gia chia sẻ cách dạy bé sử dụng bản đồ tư duy.
Bước 1: Dạy trẻ đọc và hiểu một bản đồ tư duy đơn giản.
Bước 2: Cho trẻ điền vào một mẫu bản đồ tư duy có sẵn.
Bước 3: Khuyến khích trẻ sử dụng bản đồ tư duy để tóm tắt lại một cuốn sách/câu chuyện.
Bước 4: Khuyến khích trẻ sử dụng bản đồ tư duy để tự lập một kế hoạch thực tế.
Bước 5: Khuyến khích trẻ thỏa sức sáng tạo với bản đồ tư duy.
Một số lưu ý:
- Để biến hứng thú thành thói quen, GV hãy bắt đầu bằng những đề tài mà trẻ thích và khuyến khích trẻ sử dụng bản đồ tư duy để ghi nhớ, diễn đạt chúng. Ngược lại, GV cũng dùng bản đồ tư duy để chia sẻ, truyền đạt với trẻ.
- Luôn luôn trân trọng những tác phẩm của trẻ dù chúng có thể chưa thật hoàn chỉnh.
- Tổ chức những cuộc thi những trò chơi trong nhóm với bản đồ tư duy.
- Không ép buộc trẻ sử dụng bản đồ tư duy nếu trẻ nhất quyết không thích vì mỗi đứa trẻ là một cách học.
Khi nhắc đến trí thông minh, ta thường liên tưởng đến những biểu hiện như chỉ số IQ cao, làm toán giỏi. Nhưng trong thực tế, trí thông minh của trẻ em tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau. Có bé giỏi về tự nhiên, có bé lại thông minh trong giao tiếp, có bé giỏi về logic toán học, có bé lại giỏi về ngôn ngữ. Quan trọng là cha mẹ hãy biết nhìn ra điểm mạnh của con để giúp bé phát huy khả năng, không nên so sánh con mình với con nhà hàng xóm. Bởi nói như nhà bác học Albert Einstein: “Nếu bạn đánh giá một con cá bằng khả năng leo cây, con cá đó sẽ dành cả cuộc đời còn lại để tin rằng nó là một đứa ngu đần”.