Các biện pháp tiến hành:
1. Giáo viên tự học, tự bồi dưỡng nghệ thuật đọc, kể:
Ngôn ngữ nghệ thuật có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển tâm hòn, trí tuệ, tình cảm của trẻ. Bằng ngôn ngữ nghệ thuật, người nghe sẽ làm cho câu chuyện cất tiếng nói, tạo cho câu chuyện một bức tranh tương ứng.
Để gây được hứng thú cho học sinh trong giờ kể chuyện, thu hút các em nghe kể chuyện một cách say sưa thì thao tác của giáo viên phải thật sự nhuần nhuyễn, loogic. Muốn vậy người giáo viên phải tập kể trước nhiều lần. Thực hiện tốt điều này, giáo viên cần tập luyện rất nhiều nội dung , cụ thể:
+ Nội dung câu chuyện: Trước hết giáo viên phải thuộc chuyện vì khi thuộc câu chuyện giáo viên mới thể hiện được cảm xúc, tính cách của nhân vật, không ngập ngừng, lúng túng.
+ Ngắt giọng: Khi kể chuyện, ngắt giọng chiếm một vị trí đáng kể. Đó là cách nghỉ, cách dừng lại giây lát khi kể, là phương tiện để bộc lộ ý tứ câu chuyện. Chính vì vậy phải ngắt giọng sao cho hoàn toàn tự nhiên.
+ Nhịp điệu, cường độ giọng kể: Nếu kể chuyện mà nhịp điệu cú đều đều thì câu chuyện sẽ không có sức sống, không gây được hứng thú cho trẻ.
Trong kể chuyện, cường độ giọng kể là một trong những thủ thuật quan trọng. Đó là độ vang, độ hoàn chỉnh của giọng, là khả năng điều chỉnh giọng từ to sang nhỏ, từ nhỏ sáng táo cho phù hợp nội dung câu chuyện .
+ Các yếu tố phi ngôn ngữ: Khi giáo viên kể chuyện, các yếu tố phi ngôn ngữ như ánh mắt, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ… có vai trò rất lớn. Làm tốt phần này, học sinh sẽ tưởng tượng ra nhân vật đang đứng trước mặt mình là như thế nào (hiền như bà tiên, nhân hậu, dữ như sói…)
+ Giọng của nhân vật: Giọng của nhân vật giúp học sinh nắm được tính cách, tình cảm của nhân vật: hiền, giữ, vui, buồn, giận hờn, hung ác, kiêu ngạo…
+ Câu hỏi gợi ý: Sau khi nghe giáo viên kể lần 2 sẽ là phàn học sinh kể lại chuyện theo tranh nhưng thường thì ít em kể được. Qua tranh, các em chưa thể nêu lên nội dung mà cần có câu hỏi gợi ý của giáo viên. Hệ thống câu hỏi mà giáo viên chuẩn bị cần ngắn gọn, dễ hiểu.
2. Kể diễn cảm kết hợp sử dụng đồ dùng trực quan, khéo léo, linh hoạt làm tăng sự chú ý của học sinh.
Cùng lời kể của giáo viên, đồ dùng trực quan là một trong những phương tiện để truyền thụ kiến thức đến với trẻ. Trong kể chuyện lớp 1, tranh minh họa là những hình ảnh trong sách giáo khoa . Với mục đích làm cho học sinh nhớ truyện, giáo viên phải khai thác tốt tranh minh họa, khơi gợi trí tưởng tượng, óc sáng tạo của các em. Khi nghe kể chuyện kết hợp việc quan sát tranh, trẻ như bước vào thế giới sinh động của các nhân vật. Vì vậy, trẻ sẽ rất thích thú, say mê với câu chuyện, sẽ kể tốt hơn. Chính sự say mê đó đã giúp trẻ rất nhiều trong việc hiểu nội dung, khắc sâu bài học ngôn ngữ nghệ thuật, phát triển tư duy tình cảm ở trẻ.
3. Khích lệ, động viên các em trong quá trình kể chuyện.
Học sinh Tiểu học đặc biệt là học sinh lớp 1 rất thích được khen. Việc động viên, khen thưởng kịp thời sẽ tạo cho học sinh tính hăng say, tích cực, tạo hứng thú, tự tin cho các em khi đến với phân môn tương đối khó này. Lúc các em rụt rè, giáo viên cần khơi gợi,khích lệ để các em cố gắng hơn. Khi học sinh đã bước đầu kể lại được chuyện, giáo viên tuyên dương những tiến bộ của các em dù là rất nhỏ, làm như thế các em sẽ cố gắng vươn lên trong quá trình học tập.
Gây hứng thú cho học sinh lớp 1 trong giờ kể chuyện thực sự là việc làm cần thiết, góp phần hoàn thiện nhân cách của trẻ, giúp trẻ hòa mình vào thế giới xung quanh để trẻ học những điều hay, để trẻ lớn dần cùng những kiến thức bổ ích, đầy lí thú.