1. Cách cầm phấn
- Cầm phấn viết bảng bằng 3 ngón tay (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa) như cầm bút, nhưng khác cầm bút ở những điểm sau:
+ Cả 3 ngón tay đều tham gia vào việc giữ và điều khiển viên phấn.(ngón giữa không không dùng làm điểm tựa như cầm bút)
+ Đầu ngón cái cách viên phấn khoảng 1cm (không cầm sát viên phấn)
+ Cầm phấn với độ chắc vừa phải (không cầm chặt quá hay lỏng quá sẽ khó điều khển nét phấn).
2. Điều khiển viên phấn
- Tùy theo hướng di chuyển của đầu phấn mà có thể tăng thêm độ nhấn của ngón cùng hướng (VD: điều khiển nét viết sang bên phải thì độ tăng nhấn của ngón cái nhiều hơn)
- Khi đưa đầu phấn lên, cầm nhẹ tay (tạo nét thanh) nhưng khi đưa đầu phấn xuống nên "miết" đầu phấn mạnh hơn một chút tạo nét đậm cho con chữ, nhưng phải từ từ, tránh đột ngột, cố gắng tránh xóa chữ viết để viết hay tô lại nét chữ vừa viết như vậy dù gì thì nhìn chữ vẫn không đẹp, tạo thói quen xấu khi viết.
- Luôn chú ý xoay đầu phấn để nét viết được đều đặn: tránh viết tiếp khi đầu phấn bị mòn vẹt, tạo thành nét viết quá đậm và thô.
3. Tư thế ngồi khi viết bảng với học sinh
- Tư thế ngồi viết phải thoải mái, không gò bó.
- Khoảng cách từ mắt đến vở 25 -30 cm.
- Cột sống luôn ở tư thế thẳng đứng, vuông góc với mặt ghế ngồi.
- Hai chân thoải mái, không chân co chân duỗi.
- Hai tay phải đặt đúng điểm tựa quy định. Tay trái để xuôi theo chiều ngồi, giữ lấy mép vở cho khỏi xô lệch, đồng thời làm điểm tựa cho trọng lượng nửa người bên trái.
4. Tư thế đứng khi viết bảng với giáo viên
- Khi viết ở tầm ngang bảng hoặc thấp dưới mặt của giáo viên, Người viết cần nghêng người về bên trái để học sinh nhìn rõ chữ viết của Giáo viên đang viết (không nên cứ úp mặt vào bảng, che chữ đang viết, cô viết cứ viết, trò ngồi xem lưng cô).
- Tránh viết ở tầm bảng quá cao hay quá thấp, khó điều khiển phấn để viết cho rõ chữ. Nếu bảng quá thấp, giáo viên có thể khom lưng hay gập chân thấp thấp xuống để tạo được tầm viết ngang mặt.