Các em được rèn luyện cả 4 kĩ năng nghe nói, đọc, viết ở hầu hết các tiết học, HS đều được rèn luyện cả hình thức nói và viết, thường là tập nói trước, tập viết sau. Ở học kỳ 2, có nhiều tiết rèn kĩ năng nghe cho HSthông qua các hình thức nghe kể chuyện rồi trả lời các câu hỏi
Từ các hình thức này HS được hình thành từng bước kĩ năng tạo lập văn bản qua từng công đoạn, từ yêu cầu đơn giản như điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống, quan sát tranh và trả lời câu hỏi đền việc nói hay viết một đoạn văn theo một đề tài nhất định. Một điều quan trọng đòi hỏi các em là bài làm không phải là sự lặp lại của người khác mà đòi hỏi sự sang tạo của chính các em qua những kiểu bài tập cụ thể.
1. Rèn kĩ năng chọn chi tiết:
Hướng dẫn học sinh chọn các chi tiết dựa theo yêu cầu đề bài và câu hỏi gợi ý:
Ví dụ: Tập làm văn tuần 15, TV2 yêu cầu của bài tập là : Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
a) Tranh vẽ cảnh gì ?
b) Sóng biển như thế nào ?
c) Trên mặt biển có gì?
d) Trên bầu trời có những gì?
Bài tập này có 4 câu hỏi đi từ kĩ năng quan sát chung bao quát toàn cảnh (câu hỏi a) đến kĩ năng quan sát những chi tiết cụ thể trong tranh 9 câu hỏi b, c, d). Đối với bài tập này, nếu các em trả lời đơn giản như :Tranh vẽ cảnh biển; Sóng biển đang dâng lên; Trên mặt biển có những cánh buồm và những con hải âu; Trên bầu trời có ông trời và những đám mây.. thì đây mới chỉ là những câu hỏi khô khan, sơ lược về nội dung bức tranh, chưa phải là những câu văn hay, có hình ảnh. GV cần hướng các em đến những câu trả lời mở rộng, sử dụng từ ngữ phong phú hơn.
VD:
Tranh vẽ cảnh biển buổi sớm mai,/ Tranh vẽ cảnh biển buổi sáng. Khi mặt trời đỏ rực đang từ dưới biển đi lên bầu trời.
Sóng nhấp nhô trên mặt biển xanh./ Những con sóng lớn nhỏ xô vào bờ tung bọt trắng xoá.
Trên mặt biển, những cánh buồm nhiều màu sắc đang lướt song ra khơi. /Trên mặt biển, những cánh buồm đang lướt song, những con hải âu đang chao lượn.
Ông mặt trời như quả bóng màu đỏ treo lơ lửng giữa không trung, những đám mây màu tím nhạt đang bồng bềnh trôi, đàn hải âu bay về phía chân trời.
GV cần kịp thời khuyến kích, khen ngợi và giới thiệu những câu văn hay, hình ảnh đẹp để động viên học sinh. Sau khi HS trả lời lần lượt các câu hỏi, GV có thể gọi một số Hs khá, giỏi trình bày lại toàn bộ nội dung bức tranh.
Như vậy, qua việc hướng dẫn HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi, GV đã bước đầu hình thành cho HS năng lực quan sát ở mức độ đơn giản, tập dượt cánh quan sát có thứ tự đi đôi với việc rèn luyện cho HS kĩ năng nghe-nói để có những câu miêu tả gãy gọn, sinh động.
2. Thứ tự cách thức làm bài
HDHS cách làm theo trình tự hợp lý:
- Viết câu mở đầu: Giới thiệu đối tượng cần viết. (Có thể diễn đạt bằng một câu )
- Phát triển đoạn văn : Kể về đối tượng: Có thể dựa theo gợi ý , mỗi gợi ý có thể diễn đạt 2,3 câu tùy theo năng lực học sinh.
- Câu kết thúc: Có thể viết một câu thường là nói về tình cảm, suy nghĩ, mong ước của em về đối tượng được nêu trong bài hoặc nêu ý nghĩa, ích lợi
của đối tượng đó đối với cuộc sống, với mọi người.
Ví dụ: Viết về một con vật:
- Con vật em định kể là con vật gì?
- Nó sống ở đâu? Hình dáng nó như thế nào?
- Hoạt động của nó có gì nổi bật?
- Vì sao em thích con vật đó?
Câu mở đầu: Giới thiệu chim cánh cụt: GV yêu cầu HS nói tên một loài chim mà em thíc
“Trong thế giới loài chim, em thích nhất là chim cánh cụt”.
Phát triển: Kể về chim cánh cụt: GV có thể gợi ý:
- Muốn viết 2, 3 câu về một loài chim mà em thích, em cần giới thiệu về loài chim đó.
- Có thể viết nhiều hơn 2, 3 câu, nhưng không cần viết quá 5 câu.
Sau khi HS làm bài, GV tổ chức cho HS trình bày kết quả làm việc. Nhiều HS nối tiếp nhau đọc đoạn viết. Cả lớp và GV nhận xét. HS có thể đổi vở cho bạn ngồi cạnh để giúp nhau chữa lỗi về từ, câu, chính tả (nếu có). Cuối cùng, GV là người chữ lỗi về ý, dung từ, viết câu cho HS, nhưng công việc này cần tiến hành trên chính những câu văn do các em tạo ra. GV không nên lấy cách nghĩ, cách cảm của mình làm khuôn mẫu, chuẩn mực để đánh giá sản phẩm của HS. Việc chỉ cho HS thấy thiếu sót cụ thể của mình và cách sửa lại câu văn miêu tả cho đúng, cho hay sẽ vừa có tác dụng giúp HS nhận ra chỗ sai sót vừa có tác dụng động viên các em. GV có thể chấm điểm một số bài viết tốt, đặc biệt, cần khuyến khích, khen ngợi kịp thời những bài viết chân thực, có nét riêng, độc đáo, biết dùng từ gợi tả, gợi cảm.
Cuối tiết học, GV cho lớp bình chọn những bạn viết hay nhất và yêu cầu HS về nhà hỏi thêm bố mẹ hoặc người thân về đối tượng miêu tả vừa thực hành. Đối với những em viết chưa đạt, GV nên yêu cầu về nhà viết lại.
3. Rèn kĩ năng dùng từ đặt câu
Với lứa tuổi của các em học sinh lớp 2, việc sử dụng từ ngữ trong bài tập làm văn còn nhiều hạn chế. Hầu hết học sử dụng từ ngữ chưa phù hợp, chưa chính xác. Vì vậy, giáo viên cần cung cấp giúp các em lựa chọn, phân tích để sử dụng từ ngữ cho hợp lý. Bên cạnh đó, GV cũng cần giới thiệu, cung cấp thêm các từ đồng nghĩa phù hợp với bài văn.
Ví dụ:
Khi viết đoạn văn kể về người thân thì HS sẽ có nhiều bài làm khác nhau, GV cần giúp HS chọn lựa từ ngữ cho phù hợp, khi kể về bố là thầy giáo thì từ ngữ sử dụng phải khác với bài viết bố là bộ đội; viết về tình cảm của em đối với với cha mẹ, ông bà thì từ dùng phải khác với viết về tình cảm của mình đối với bạn bè; Viết về cảnh biển buổi sáng có thể dùng các từ đồng nghĩa như: bình minh, hừng đông, sớm mai; viết về gia đình có các từ như đoàn tụ, sum họp, quây quần; để diễn tả mặt trời mùa hè có các từ: chói chang, gay gắt, đỏ rực, như mâm lửa khổng lồ, như quả cầu lửa
GV cần chuẩn bị kỹ với mỗi bài để hướng dẫn HS vận dụng các từ ngữ thích hợp vào bài viết.
4. Rèn kĩ năng diễn đạt
Bên cạnh đó, để chủ động hơn khi tập viết các đoạn văn miêu tả ngắn, SGK còn có bài tập rèn kĩ năng sắp xếp các câu trong đoạn văn.
VD: TLV Tuần 22 – Yêu cầu của bài tập là:
Các câu dưới đây tả con chim gáy. Hãy sắp xếp thứ tự của chúng để tạo thành một đoạn văn:
Cổ chú điểm những đốm cườm trắng rất đẹp
Một chú chim gáy sà xuống chân ruộngvừa gặt
Thỉnh thoảng, chú cất tiếng gáy “cúc cùcu”, làm cho cánh đồng quê thêm yên ả.
Chú nhẩn nha nhặt thó rơi bên từng gốc rạ.
Với bài tập này, HS sẽ ý thức rõ hơn về sự liên kết giữa các câu, các ý trong đoạn văn. Từ đó, các em biết vận dụng để viết các đoạn văn miêu tả, trong đó các câu, các ý được trình bày mạch lạc, có sự sắp xếp hợp lí.
Tóm lại, để tổ chức cho HS làm tốt các dạng bài tập rèn kĩ năng viết văn miêu tả theo hướng tích cực hoá, cá thể hoá hoạt động của mỗi em, GV cần:
Giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập (bằng lời giải thích, bằng phương pháp trực quan,)
Chọn cách tổ chức hoạt động phù hợp với từng bài, có khả năng kích thích hứng thú học tập của HS (làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, thi nói tiếp nối,)
Khuyến khích HS thể hiện, bộc lộ khả năng của mình qua thực hành luyện viết đoạn văn miêu tả.
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần liên hệ những nội dung kiến thức có liên quan đến các chủ đề học tập trong các phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu với phân môn Tập làm văn, để cung cấp thêm vốn hiểu biết, vốn từ ngữ về sự vật, hiện tượng xoay quanh các chủ đề để học sinh có kiến thức, không bỡ ngỡ khi gặp những đề bài mới chưa được luyện tập trên lớp. Giúp học sinh có hiểu biết về đề tài, vận dụng kỹ năng thực hành để bài viết đạt kết quả.
Ví dụ:
Khi học về chủ đề “ Ông bà“ “Cha mẹ”, “Anh em” ( từ tuần 10 đến tuần 16), với rất nhiều những bài đọc thắm đượm tình cảm thương yêu trong gia đình, cùng với những tiết học phân môn Luyện từ và câu cung cấp, mở rộng vốn từ ngữ cho HS, ngoài việc giúp HS hiểu rõ và nắm chắc người thân của mình là những ai, ngoài việc khai thác và giáo dục tình cảm cho HS thông qua các nhân vật trong bài Tập đọc, nhấn mạnh cái hay, cái đẹp của nội dung bài, hướng cho HS liên hệ đến bản thân, gia đình, người thân của mình, tôi còn cung cấp thêm từ ngữ, hướng dẫn các em hệ thống lại, lựa chọn, ghi nhớ các từ ngữ phù hợp với đề tài ( ông bà, cha mẹ, anh em) để chuẩn bị cho bài làm văn sắp tới ( viết về người thân ), tôi luôn nói với các em sự cần thiết phải học thuộc và lựa chọn những từ ngữ đã học để các em vận dụng vào bài tập làm văn, khơi gợi và kích thích tinh thần học tập của các em.