1. Trò chơi chơi theo hình thức “Tiếp sức”
*Mục đích : Giúp học sinh tích cực trong hoạt động lĩnh hội kiến thức hình thành củng cố kĩ năng, được vận động nhanh nhẹn, tạo không khí vui vẻ.
* Số lượng : Chia lớp thành 2-3 đội chơi, mỗi đội chơi cử đại diện 3-5 bạn.
* Địa điểm : Trong phòng học.
* Thời gian: 2 -> 4 phút
*Cách chơi :
Tìm hiểu và nắm vững yêu cầu cầu bài.
Giáo viên chuyển hoạt động trình bày kết quả thành luật chơi, học sinh được bàn bạc, trao đổi tìm cách hoàn thanh trò chơi trước khi cử đại diện lên trình bày kết quả bằng hình thức tiếp sức. Nghĩa là bạn thứ nhất điền kết quả đến lượt bạn thứ 2 … Kết quả được tính dựa trên tiêu trí đúng, nhanh, trình bày hợp lí …
Những bài tập có dạng điền khuyết, nối cập đôi, tìm từ giáo viên có thể áp dụng để chuyển thành trò chơi dạng này.
Chú ý : Dạng chơi này học sinh hay hưng phấn gây ồn ào thái quá khi chơi.
2. Trò chơi "Giành cờ chiến thắng"
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu đề bài, suy nghĩ trao đổi cách làm… như bình thường chỉ khác ở chỗ khi cho học sinh trình bày bảng thì tổ chức dưới hình thức trò chơi “Giành cờ chiến thắng”
Cách chơi : Chia lớp thành 2 (hoặc 3 nhóm), điểm số từ 1 đến hết, chia phần bảng cho mỗi nhóm. Yêu cầu mỗi thành viên trong nhóm phải nhớ số của mình.
Khi giáo viên (hoặc quản trò) gọi “số 1” nghĩa là các em mang số 1 ở các nhóm tập tức lên bảng làm bài. Khi lệnh “số 1 về, số 3 lên” thì em số 1 về chỗ ngồi (dù làm xong hay chưa xong một phần của bài tập) em số 3 lên bảng làm tiếp vào chỗ còn lại. Cứ tương tự như vậy cho đến khi học sinh làm xong bài toán mới thôi. Nhóm nào làm đúng và xong bài trước tiên thì nhóm đó giành được cờ chiến thắng (cờ chiến thắng có thể là điểm 10, lời khen hay một vật gì đó tường trưng) Với cách này, học sinh rất hứng thú trong học tập, em nào cũng tích cực cố gắng để khẳng định mình, ngoài ra các em còn tự biết tương trợ nhau, giúp đỡ nhau trong quá trình làm bài (Em chưa hiểu sẽ được bạn giảng giải cho cách làm vì chỉ cần một thành viên trong nhóm không hiểu và không làm được bài thì nhóm đó sẽ có nguy cơ bị thua nên học sinh sẽ tích cực hỗ trợ nhau vì không em nào muốn nhóm mình thua cả.
Như vậy ngay cả một trò chơi dân gian sau khi thay đổi đôi chút sẽ giúp học sinh tiếp cận bài học một cách hứng thú và tích cực hơn thông qua đó mà rất nhiều kĩ năng khác cũng được hình thành củng cố và phát triển qua trò chơi như trên đã phân tích.